Có một
nhà tâm lý học đã viết: Tình yêu tuổi thơ đi theo nguyên tắc : " Tôi yêu
vì tôi được yêu "; tình yêu trưởng thành trái lại : "Tôi được yêu vì tôi
yêu"; tình yêu thiếu trưởng thành thì : "Tôi yêu bởi vì tôi cần đến em";
tình yêu trưởng thành lạị nói "Tôi cần đến em vì tôi yêu em". Ðiều đó
có nghĩa là gì ? Phải chăng "sự phát sinh tình yêu bằng cách yêu thì hay
đẹp hơn là bị lệ thuộc vì được nhận tình yêu ? " Nói cách khác, bản chất
của tình yêu là Cho hay là Nhận? Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp ta
3 điều thú vị : - Một là: Nếu chưa có tình yêu, ta vẫn còn cô đơn, ta
sẽ có thể tìm gặp được đối tượng và tìm thấy tình yêu. - Hai là: Nếu
đang yêu, ta sẽ giữ được tình yêu và người yêu - Ba là: Nếu đã là bạn
đời với nhau, ta sẽ củng cố được hạnh phúc gia đình, làm cho cuộc sống lứa
đôi mãi mãi có hương vị quyến rũ như thủa nào. Nhưng tình yêu là gì ?
Tại sao trong cuộc đời, tình yêu lại quan trọng đến nỗi không thể không có
nó ? Tình yêu là sự kết hợp với "người ta" để giữ toàn vẹn được mình.
Là sức mạnh hoạt động của con người, làm cho con người chiến thắng được
cảm thức cô đơn. Có thể nói yêu là điều kiện để thực hiện nghịch lý: "Mình
với ta tuy hai mà một", "Ta với mình tuy một mà hai". Ta sẽ nghĩ
thế nào trước mệnh đề "Tình yêu là hiến tặng"? Thông thường hiến tặng ai
một cái gì, có nghĩa là mất đi, là một sự hy sinh. Trong ý nghĩa ấy, sẽ có
lập luận cho rằng bản chất của tình yêu và vô điều kiện. Nghĩa là yêu
không cần đáp trả. Yêu không cấn đáp trả là một hình thức của
tình cảm đơn phương. Ðấy là trường hợp tình yêu chỉ mới thực hiện được có
một nửa. Bởi vì bản chất của tình yêu phải là sự cộng hưởng. Khi ta nói
yêu nhau, tức là yêu cầu cả hai người và về cả hai phía. Do đó, hiện tượng
yêu không cần đáp trả là sự biến dạng của tình yêu chứ không phải là tình
yêu trọn vẹn. Ðiều đó, chứng tỏ rằng khởi điểm của tình yêu là cho, là
hiến tặng. Mà điều tối quan trọng của cho không phải chủ yếu thuộc về vật
chất. Sự hôn phối nào, tình yêu nào đặt trên cơ sở việc cho về vật chất sẽ
không tồn tại. Vậy thì cho cái gì? Ðó là mạng sống, con người, cái gì quý
giá nhất của chính mình. Tóm lại tặng hiến của tình yêu quý giá nhất là
cái gì thuộc về phạm vi nhân bản, là niềm vui, sự hiểu biết, sở thích, óc
hài hước, sự buồn khổ, và tất cả những gì làm cho người yêu "giàu" hơn
lên, sống động hơn lên, làm sản sinh ra một đời sống mới, một thế giới
mới. Như vậy, "Cho", tự bản chất là một niềm khoái lạc. Và chỉ có người
thật sự làm chủ, thật sự "giàu" mới có khả năng cho và muốn cho. +)Từ
đó, ta sẽ hiểu yêu là một sức mạnh, một năng lực tuyệt đỉnh sản sinh ra
hạnh phúc, niềm vui, khoái lạc. Cho nên ý nghĩa cao cả của tình yêu không
phải là yêu không cần được đáp trả mà là đem tới cho người kia niềm vui,
sở thích,v.v.. . nghĩa là cái gì quý giá nhất của mình đống thời từ đó
mở ra hướng "kẻ cho lẫn ngưởi nhận đều có cái thú là mình đã cho ra đời
một cái gì mới". Ðó chính là tình yêu đích thực, trọn vẹn, tự do và tự
nguyện.Trên ý nghĩa căn bản đó, chúng ta thấy mối liên hệ và nội dung của
việc cho và tặng quà đối với người yêu cũng như đối với người bạn đời của
mình. Cho và tặng quà đối với người yêu là cả một nghệ thuật. Một giáo sư
chuyên khoa về vấn đề này đã viết: "Tặng quà là cả một nghệ thuật cực kỳ
tinh xảo tỏ ra giữa hai người bạn tâm tình có những tình cảm tế nhị sâu
sắc. Ðó là biểu hiện của xã hội văn minh: thương nhau không cần phải tỏ ra
bằng lời nói mà, phải tìm cách để hiểu lòng nhau. Tùy theo mỗi xã hội, mỗi
thời đại, việc cho và tặng quà 4 người yêu có những hình thức khác nhau.
Có thể tặng quà thật đắt giá, rất có giá trị về kinh tế, hoặc tặng quà có
ý nghĩa. "Món đồ tặng phải nói lên một cái gì thầm kín, cho ở đây phải
được lựa chọn tinh tế như một thứ ngôn ngữ tỏ tình tuyệt diệu hơn lời nói
trực tiếp. Nó là tình yêu được tổng hòa cùng một lúc: tình cảm yêu mến,
lòng chăm sóc, sự hiểu biết và quí trọng dành cho một người và chỉ một
người ấy thôi. Cho nên, qua món quà tặng và việc tặng quà, bạn có thể biết
được người yêu của bạn là ai, có người chọn quà theo ý thích của riêng
mình, chứ không để ý tới sở thích của người yêu. Nếu người yêu của bạn làm
như thế, thì bạn có thể biết được tính cách của anh ấy: một người độc
đoán, chủ quan và chỉ nghĩ tới mình ! " +) Ở đây chúng ta cần sáng suốt
để nhận ra rằng việc cho và tặng quà đối với người yêu là một cách biểu lộ
tình yêu bởi vì bản chất của tình yêu là dâng hiến. Cho nên khi gặp một
trường hợp đối nghịch lại hành vi cho thật nhiều quà, tức là không hề
tặng, thì có nghĩa là tình yêu mang tính giả tạo... Người cho quà tới tấp,
cũng như người không hề trao tặng bất cứ món gì ngoài những lời tán tỉnh,
có một điểm giống nhau: họ đang đùa giỡn với trái tim và cả bạn nữa!
Về phía người nhận quà, cách nhận cũng nói lên phần nào tính cách của
họ. Người yêu của bạn thích những món quà có giá trị vật chất, thì đó là
người có óc thực tế. Nếu thích nâng niu những món quà giản dị nhưng in dấu
những kỷ niệm đẹp, đó là người chung thủy. Còn tặng phẩm của bạn bị bỏ rơi
ở đâu đó, thì người nhận có tính hời hợt, và nông cạn. Tóm lại, khởi
phát của tình yêu là ban tặng, là cho. Ði từ cái cho thuộc về tinh cảm,
thuộc về tâm hồn chuyển hóa thành cải cho có tính cách vật chất, tình yêu
bao gồm trong bản thân nó trái tim và thân xác, tinh thần và vật chất. Có
ai đó đã từng nói: "Tình yêu là sự kích thích, đồng thời là một ý niệm
chịu tác động ở phía bên ngoài. Nếu quả thật như vậy thì khi nào bạn thiếu
thốn tình yêu, có nghĩa là bên ngoài không còn tác động gì đối với bạn, và
chính bạn, bạn đã không còn khả năng kích thích phía bên ngoài. Ðó là một
hiện tượng "nghèo nàn không thể ban tặng gì cho ai, và mất hiệu lực hòa
nhập với con người. Cho nên, trong suốt cuộc tình của mlnh, không phải yêu
một lần là đủ cho một lần là xong. Muốn giữ cho tình yêu bền chặt, hạnh
phúc lứa đôi không vơi cạn, mỗi người phải cho không ngừng để làm sản sinh
ra tình yêu. Người nào chỉ thích thú khi nhận mà không cảm thấy thích khi
cho, người đó sẽ không có tình yêu.